Thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam, truy tố và xét xử
07/04/2017 11:21Em tôi vi phạm pháp luật bị tạm giam 3 tháng. Sau đó Viện Kiểm sát lại gia hạn tạm giam tiếp 3 tháng nữa và sau 2 tháng thì tòa án nhân dân huyện mới mở phiên tòa xét xử. Xin hỏi, như vậy có đúng không?
Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:
1. Về thời hạn tạm giam
Tại Điều 120 của Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định tính chính xác trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền về thời hạn tạm giam
Đối chiếu các quy định tại Điều 120 với các thông tin mà bạn cung cấp, tội mà em trai bạn thực hiện có thể là tội phạm nghiêm trọng. Thời hạn tạm giam đối với tội phạm nghiêm trọng là không quá ba tháng; trường hợp cần thiết được gia hạn hai lần, lần một không quá hai tháng, lần hai không quá một tháng.
2. Về thời hạn truy tố, xét xử theo Bộ luật tố tụng hình sự tại:
Điều 166. Thời hạn quyết định truy tố
"1. Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án."
Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu.
2. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Tòa án.
4. Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Điều 167. Bản cáo trạng
"1. Nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.
2. Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng."
Căn cứ theo quy định của pháp luật trên thì bạn có thể xác định thời gian truy tố và xét xử cho em trai bạn. Như vậy, giả sử em trai bạn phạm tội nghiêm trọng thì thời hạn từ lúc kết thúc điều tra đến khi đưa vụ án ra xét xử và mở phiên tòa là mất khoảng 80 ngày; trường hợp gia hạn thì có thể lên đến 135 ngày.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính về nội dung bạn đang thắc mắc. Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để được giải đáp, hoặc nghe luật sư tư vấn, vui lòng gọi 19006281.
Chúc bạn thành công!
Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia các vụ án hình sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên.