Pháp luật quy định như thế nào về việc áp giải, dẫn giải người bị tạm giữ, bị can, bị cáo?
08/04/2017 08:57Pháp luật quy định như thế nào về việc áp giải, dẫn giải người bị tạm giữ, bị can, bị cáo?
Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn đến Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội.
Về nội dung bạn quan tâm, Công ty Luật Bảo Chính trả lời cho bạn như sau:
Dẫn giải, áp giải là một trong những biện pháp cưỡng chế để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong phạm vi trách nhiệm của mình cơ quan.
Điều 114 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định áp giải có thể được áp dụng đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Còn dẫn giải có thể được áp dụng đối với những người sau:
- Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan.
- Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;
- Người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố mà đã kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan.
Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm, người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Bảo Chính về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, bạn hãy gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn!
Chúc bạn may mắn và thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư bào chữa, luật sư tham gia vụ án hình sự xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.